zalo
Luyện đề phần Ngôn Ngữ - Ngữ Văn (TƯ DUY ĐỊNH TÍNH) - ĐỀ 2
Luyện đề phần Ngôn Ngữ - Ngữ Văn (TƯ DUY ĐỊNH TÍNH) - ĐỀ 2
câu
60 phút
Vừa
Phí thi: 10,000đ
Câu 1:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi!

Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Đoạn trích thể hiện thái độ gì của tác giả với người nông dân nghĩa sĩ?

Câu 2:

Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?

1. Bác trai đã khá rồi chứ?

2. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?

3. U bán con thật đấy ư?

4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Câu 3:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có nhiều đóng góp quan trọng, nhất là văn chương trữ tình chính luận. Vẻ đẹp của thơ văn ông không phát lộ rực rỡ bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm.

Câu 4:

Trong văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục khi tổng kết tình hình cuộc đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS, Cô-phi An-nan đã

Câu 5:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG cùng nhóm với các tác phẩm còn lại?

Câu 6:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…

Trẻ em thường từ bỏ giấc mơ của mình không phải do thiếu năng lượng mà do sự thất bại của ý chí. Điều đó thường xuất phát từ việc thiếu đi sự ủng hộ, hướng dẫn cần thiết của phụ huynh.

Câu 7:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Văn học Viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. ”

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

Câu 8:

Cụm từ “ghé chiếu” có nghĩa là gì?

Câu 9:

Đọc đoạn trích sau:

“Thường thì đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. ”

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Văn bản trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 10:

Trong đoạn trích, tác giả đưa ra nhận xét về Xuân Diệu là