zalo
Luyện đề phần Ngôn Ngữ - Ngữ Văn (TƯ DUY ĐỊNH TÍNH) - ĐỀ 14
Luyện đề phần Ngôn Ngữ - Ngữ Văn (TƯ DUY ĐỊNH TÍNH) - ĐỀ 14
50 câu
60 phút
Vừa
Phí thi: 10,000đ
Câu 1:

Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ nghĩa/ ngữ pháp/ logic hoặc phong cách trong câu dưới đây.

Trời chợt đổ mưa lớn. Những phương tiện vẫn còn lưu hành trên đường vội vã trở về nhà hoặc tìm chỗ trú.

Câu 2:

Đoạn văn thứ 2 có nội dung là gì?

Câu 3:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Trong các /…/ nghệ thuật, âm nhạc và văn học có phản ánh ngôn ngữ vùng miền.

Câu 4:

Từ “chúng” (gạch chân, in đậm) trong đoạn [2] thay thế cho từ ngữ nào?

Câu 5:

Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ nghĩa/ ngữ pháp/ logic hoặc phong cách trong câu dưới đây.

Có thể nói, giờ đây lịch sử đã sang trang, nền kinh tế của nước ta đang trông chờ rất nhiều vào khả năng chiếm lĩnh khoa học công nghiệp của mỗi người.

Câu 6:

Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong khổ thơ đầu của đoạn trích?

Câu 7:

Ở giai đoạn ung thư phổi đã có di căn, tỉ lệ sống thêm 5 năm giảm bao nhiêu phần trăm so với giai đoạn ung thư phổi khu trú?

Câu 8:

Trong giai đoạn 2015-2016, tỷ lệ sống thêm trong 2 năm của ung thư phổi không tế bào nhỏ so với giai đoạn 2009-2010 tăng bao nhiêu phần trăm?

Câu 9:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

(Kim Lân, trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)

Nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn là gì?

Câu 10:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc.

(Tô Hoài, trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “cái cọc” và “dây mây” có ý nghĩa gì?