zalo
Đề VIP thi thử Tốt nghiệp THPT môn HÓA HỌC năm 2024 - ĐỀ SỐ 9 (Có lời giải chi tiết)
40 câu
50 phút
Vừa
Phí thi: 30,000đ
Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước rửa trôi vết bám dầu mỡ trên quần áo.

(b) Axit glutamic là chất rắn dạng tinh thể, màu trắng, dễ tan trong nước.

(c) Tơ nitron kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

(d) Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu xanh tím.

(e) Xăng sinh học E5 là hỗn hợp của xăng truyền thống với 5% cồn sinh học (metanol).

Số phát biểu sai là

Câu 2:

Cho bốn dung dịch sau: H2SO4, AlCl3, Ca(HCO3)2, Fe(NO3)3. Số dung dịch tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa là

Câu 3:

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước ở điều kiện thường?

Câu 4:

Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

Câu 5:

Cho 0,69 gam kim loại kiềm X tác dụng nước dư, sau phản ứng thu được 0,336 lít H2 (đktc). Kim loại X là

Câu 6:

Ở nhiệt độ cao, kim loại Fe tác dụng với khí Cl2 thu được muối trong đó sắt có số oxi hóa là

Câu 7:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 68% và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan, dung dịch chuyển dần sang màu xanh.

(b) Trong bước 2, ở ống nghiệm thứ nhất có khí màu nâu đỏ thoát ra.

(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc thoát ra khỏi ống nghiệm.

(d) Trong bước 2, Cu bị oxi hóa thành ion Cu2+ ở cả hai ống nghiệm.

(e) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là

Câu 8:

Tơ nilon-6,6 dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,… Công thức cấu tạo của tơ nilon-6,6 được biểu diễn ở hình dưới đây:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tơ nilon-6,6?

Câu 9:

Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:

Phân loại nước

Mềm

Hơi cứng

Cứng

Rất cứng

Độ cứng (mg CaCO3/lít)

0 – 50

51 – 150

151 – 300

≥ 301

Một mẫu nước (Y) có chứa các ion Mg2+; Ca2+; (2.10–3 mol/lít), (3.10–4 mol/lít) và (1.10–4 mol/lít). Hãy cho biết mẫu nước (Y) trên thuộc loại nước nào?

Câu 10:

Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 1,08 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 2,16 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là