zalo
ĐỀ VIP THI THỬ ONLINE TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 - MÔN SINH HỌC - ĐỀ VIP 6 (Có lời giải)
ĐỀ VIP THI THỬ ONLINE TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 - MÔN SINH HỌC - ĐỀ VIP 6 (Có lời giải)
40 câu
50 phút
Vừa
Phí thi: 20,000đ
Câu 1:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli. Nhận định nào sau đây là đúng?

Câu 2:

: Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?

Câu 3:

Khi cho lai phân tích cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình 1: 1: 1: 1. Quy luật di truyền nào không thoả mãn tỉ lệ kiểu hình trên?

Câu 4:

Hình bên mô tả sự hình thành loài từ một loài tổ tiên gốc phát sinh hình thành loài mới. Các chữ cái A, B, C là tên các loài mới được hình thành từ quần thể gốc; mũi tên chỉ hướng hình thành loài từ loài này sang loài kia. Trong các nhận xét sau, nhận định nào sau đây là sai?

I. Loài A, B, C đều được hình thành từ loài tổ tiên chung.

II. Cách li địa lý đã góp phần vào quá trình hình thành loài mới từ loài B thành loài C.

III. Những đặc điểm di truyền từ loài tổ tiên có thể chỉ truyền lại cho hai loài A và C.

IV. Loài A và loài C có thể cùng nhánh phát sinh chủng loại do quá trình hình thành loài C được phát sinh từ loài A.

 

Câu 5:

Hai loài mọt gạo T. castaneumT. confusum cùng sử dụng bột gạo làm thức ăn. Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của hai loài mọt trên ở hai thí nghiệm như sau :

Thí nghiệm 1: Cho các cá thể của loài T. castaneumT. confusum nuôi riêng ở hai môi trường chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 1)

Thí nghiệm 2: Cho các cá thể của loài T. castaneumT. confusum nuôi chung ở môi trường sống có chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 2).

Sau một khoảng thời gian, người ta đếm số lượng cá thể ở mỗi thí nghiệm. Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm này là đúng?

I. Mối quan hệ sinh thái giữa loài hai loài mọt gạo T. castaneumT. confusum là quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

II. Số lượng cá thể loài T. castaneum cao hơn so với loài T. confusum khi nuôi riêng ở hai điều kiện môi trường khác nhau.

III. Khi nuôi chung loài T. confusum chiếm ưu thế có thể loại bỏ loài T. castaneum ra khỏi quần thể sau 100 tuần.

IV. Tại tuần thứ 100 khi nuôi riêng số lượng cá thể loài T. castaneum suy giảm do nguồn thức ăn bị cạn kiệt và kích thước quần thể vượt qua ngưỡng cân bằng.

Câu 6:

Có bao nhiêu đột biến cấu trúc NST sau đây, làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một NST ?

I. Đảo đoạn. II. Lặp đoạn. III. Mất đoạn. IV. Chuyển đoạn.

Câu 7:

Vị trí giúp bảo vệ và ngăn các NST không dính với nhau được gọi là:

Câu 8:

Ở ruồi giấm, tính trạng màu cánh được quy định bởi 1 gen có 3 alen trên vùng không tương đồng của NST giới tính, các alen trội là trội hoàn toàn. Khi nghiên cứu về màu cánh người ta thực hiện các phép lai sau:

- Phép lai 1 (P): ♂ cánh xám × ♀ cánh xám tạo ra F1 có 50% con cái cánh xám: 25% con đực cánh xám: 25% con đực cánh trắng.

- Phép lai 2 (P): ♂ cánh đỏ × ♀ cánh xám tạo ra F1 có 25% con cái cánh đỏ: 25% con cái cánh xám: 25% con đực cánh xám: 25% con đực cánh trắng.

- Phép lai 3 (P): ♂ cánh đỏ × ♀ cánh đỏ tạo ra F1 có 50% con cái cánh đỏ: 25% con đực cánh đỏ: 25% con đực cánh trắng.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính.

II. Tính trạng cánh đỏ và cánh xám trội hoàn toàn so với tính trạng cánh trắng.

III. Lấy ruồi cái ở đời (P) ở phép lai 2 giao phối với ruồi đực ở phép lai 1 sẽ cho tỉ lệ F1 50% cái cánh xám: 25% con đực cánh xám: 25% con đực cánh trắng.

IV. Lấy ruồi cái ở đời (P) ở phép lai 2 giao phối với ruồi đực ở phép lai 3 sẽ cho tỉ lệ F1 50% cái xám; 25% đực đỏ: 25% đực trắng.

Câu 9:

Giống cây bông được chuyển gen kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ

Câu 10:

Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người được xem là bằng chứng về