zalo
ĐỀ VIP 15 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA THAM KHẢO BGD MÔN GDCD NĂM 2024 (Có lời giải)
40 câu
50 phút
Dễ
Phí thi: 30,000đ
Câu 1:

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh N là người dân tộc Mông đã dành toàn bộ thời gian trau dồi kiến thức trồng rừng để về phục vụ quê hương thoát nghèo. Cùng lúc đó, gia đình anh được Nhà nước tạo điều kiện vay vốn ưu đãi đầu tư để phát triển mô hình trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc. Anh N đã đến từng nhà dân vận động mọi người thực hiện tốt công việc và được mọi người dân tin tưởng. Đúng dịp bầu cử, anh N được nhân dân địa phương giới thiệu bầu vào Hội đồng nhân dân cấp huyện. Những việc làm trên đã thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh vực nào dưới đây?

Câu 2:

Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải

Câu 3:

Anh M và anh T tới cơ quan chức năng để nộp hồ sơ cấp phép kinh doanh hải sản tươi sống. Sau khi xem xét, chị P cán bộ cơ quan chức năng đã trả lại hồ sơ của anh T vì còn thiếu nhiều giấy tờ, hồ sơ của anh M đủ điều kiện và đợi cấp phép. Sau gần hai tháng không thấy được cấp phép, trong khi cửa hàng của anh T đã đi vào hoạt động, anh M đã liên hệ với chị P và nhận được câu trả lời là hồ sơ của anh đang xem xét. Qua tìm hiểu, anh M được biết, ông Q thủ trưởng của chị P đã nhận của anh T số tiền 100 triệu đồng để bỏ qua một số giấy phép anh T còn thiếu và loại hồ sơ của mình. Bức xúc, anh M đã chặn đường đánh ông Q bị thương phải nhập viện. Sau khi ra viện, cho rằng chị P là người để lộ thông tin khiến mình bị đánh, ông Q đã điều chuyển chị P sang bộ phận thủ quỹ dù chị đang nuôi con nhỏ. Trong một lần đi dự liên hoan với đồng nghiệp tại nhà hàng của anh T, chị P phát hiện anh T thường xuyên nhập các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến, sau khi gửi cho anh T những bằng chứng cụ thể, sợ bị cơ quan quản lý thị trường đình chỉ hoạt động, anh T đã đưa cho chị P số tiền 30 triệu đồng để chị giữ kín chuyện này. Những ai dưới vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

Câu 4:

Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người

Câu 5:

Cho các nhận định sau đây về các loại vi phạm pháp luật:

A. Sử dụng ma túy là vi phạm hình sự.

B. Sử dụng danh tính của người khác để trục lợi là vi phạm dân sự.

C. Trì hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân là vi phạm hành chính.

D. Người lao động tự ý nghỉ việc là vi phạm kỉ luật.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Câu 6:

Theo quy định của pháp luật, việc làm nào sau đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

Câu 7:

Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không thể hiện ở việc làm nào dưới đây?

Câu 8:

Tác phẩm của chị H sáng tác viết về phong trào toàn dân phòng chống dịch bệnh rất có ý nghĩa nhân văn, nên khi gửi đi tham gia cuộc thi Văn học nghệ thuật của Tỉnh đã đạt Giải Nhất. Biết được chuyện này chị K đề nghị chị H chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm và được chị H đồng ý. Trong một lần tham gia hội diễn văn nghệ, tiết mục do chị K biểu diễn từ tác phẩm của chị H đã đạt giải cao. Chị K không vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Câu 9:

Theo quy định của pháp luật, những hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các qui tắc quản lý nhà nước là

Câu 10:

Hành vi nào sau đây người sản xuất đã vận dụng đúng nội dung quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?