zalo
Đề thi thử TN THPT môn Hóa Học năm 2024 - Sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 1) (Có lời giải)
40 câu
50 phút
Vừa
Phí thi: 10,000đ
Câu 1:

Hỗn hợp X gồm buta-1,3-đien, but-2-in, etilen, H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 3,2m gam CO2. Biết rằng 5,376 lít X tác dụng tối đa b gam brom (trong CCl4). Giá trị của b là

Câu 2:

Natri cacbonat là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,. Công thức hoá học của natri cacbonat là :

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat, metyl fomat và metyl axetat thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 4:

Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là

Câu 5:

Dung dịch nước vôi trong chứa chất nào sau đây?

Câu 6:

Trong cùng điều kiện, ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

Câu 7:

Chất X là thành phần chính của một loại quặng tồn tại trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng quan trọng (MX < 300). Hòa tan hoàn toàn 9,04 gam X trong nước sau đó thêm tiếp dung dịch HCl dư, thu được 1,792 lít khí và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 2 chất tan. Nếu nhiệt phân 9,04 gam X ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Y có khối lượng giảm 29,646%, tiếp tục nung ở nhiệt độ cao hơn nữa khối lượng chất rắn Y vẫn không thay đổi. Lấy chất rắn Y hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X là

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong cơ thể người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,01%.

(b) Anilin và alanin đều tác dụng được với dung dịch HCl.

(c) Thực hiện phản ứng trùng ngưng các amino axit đều thu được peptit.

(d) Hidro hoá hoàn toàn dầu thực vật thu được mỡ động vật.

(e) Hexametylenđiamin và axit terephtalic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.

(f) Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo và được sản xuất từ amilozơ.

Số phát biểu đúng là

Câu 9:

Cho bột sắt tan trong dung dịch HCl dư, thu được hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa là

Câu 10:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

- Cho 2 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M vào ống nghiệm 1, cho 2 ml dung dịch AgNO3 1M vào ống nghiệm 2.

- Cho một lá sắt vào ống nghiệm 1 và một lá đồng vào ống nghiệm 2, đợi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Học sinh đó đã ghi lại những hiện tượng quan sát được và đưa ra các phát biểu sau:

(1) Khối lượng lá sắt giảm xuống, khối lượng lá đồng tăng lên.

(2) Khối lượng cả hai lá kim loại đều tăng.

(3) Dung dịch sau phản ứng ở ống nghiệm 2, có màu xanh của ion Cu2+.

(4) Có kim loại bạc tạo ra bám vào lá đồng.

(5) Phản ứng xảy ra ở 2 thí nghiệm đều là phản ứng oxi hoá khử.

Số phát biểu đúng là