zalo
Đề thi thử TN THPT môn Hóa Học năm 2024 - Chuyên Thái Bình (Lần 3) (Có lời giải)
40 câu
50 phút
Vừa
Phí thi: 10,000đ
Câu 1:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 2:

Người ta tiến hành điều chế khí H2 bằng cách cho một miếng nhôm và một miếng kẽm có thể tích bằng nhau lần lượt vào cốc (1) và (2) đều đựng dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số mol khí H2 thu được ở cốc (1) bằng k lần cốc (2). Cho khối lượng riêng của nhôm và kẽm tương ứng là 2,70 g/cm³ và 7,14 g/cm³. Giá trị của k gần nhất với :

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Al, Al2O3, Al(OH)3 đều là chất lưỡng tính.

(b) Dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c) Những kim loại Na, K, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(d) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O dùng để đúc tượng, bó bột khi gẫy xương.

(e) Tất cả các đơn chất kim loại kiềm đều tác dụng mạnh với nước giải phóng khí H2.

(f) Muối NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.

(g) Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Số câu phát biểu đúng là

Câu 4:

Chất nào sau đây tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH?

Câu 5:

Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm

Cho các phát biểu sau:

(a) Y là Fe nóng chảy;

(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3;

(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm;

(d) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng thu nhiệt;

(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray.

Số phát biểu đúng là

Câu 6:

Nung nóng 8,4 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,6 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

Câu 7:

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

Câu 8:

Chọn kim loại phản ứng với clo hoặc dung dịch HCl cho cùng một muối

Câu 9:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Câu 10:

Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4, xuất hiện đồng bám trên bề mặt nhôm. Các hiện tượng tiếp theo quan sát được là