zalo
Đề thi thử online TN THPT môn Hóa Học năm 2024 - Sở GDĐT Hà Nội (Lần 1) (Có lời giải)
Đề thi thử online TN THPT môn Hóa Học năm 2024 - Sở GDĐT Hà Nội (Lần 1) (Có lời giải)
40 câu
50 phút
Vừa
Phí thi: 10,000đ
Câu 1:

Nung hỗn hợp M gồm Mg, MgS, FeCO3, Fe(NO3)2 trong chân không một thời gian thu được chất rắn X và 0,034 mol hỗn hợp khí gồm NO2, SO2, CO2, O2. Chất rắn X phản ứng tối đa với 102 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 7,636 gam muối, hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,002 mol CO2. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 0,233 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 485 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 3,497 gam kết tủa. Tỉ lệ mol giữa FeCO3 và Fe(NO3)2 trong hỗn hợp M tương ứng là :

Câu 2:

Hấp thụ V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch muối X. Để thu được kết tủa lớn nhất từ X cần ít nhất 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và KOH 0,3M. Giá trị của V là :

Câu 3:

Cao su thiên nhiên có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Một đoạn mạch cao su thiên nhiên có cấu tạo như hình dưới đây:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đoạn mạch trên có 3 mắt xích.

(b) Cao su thiên nhiên là polime của isopren.

(c) Phần trăm khối lượng cacbon trong một mắt xích là 88,24%.

(d) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi tốt hơn cao su lưu hóa.

(e) Trùng ngưng 2-metylbuta-1,3-đien thu được cao su thiên nhiên.

Số phát biểu đúng là :

Câu 4:

Cấu hình electron của nguyên tử sắt (Z = 26) ở trạng thái cơ bản là

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Câu 6:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

Câu 7:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

Câu 8:

Ngâm lá Zn vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng thấy có bọt khí thoát ra. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch chất X vào cốc trên thì bọt khí thoát ra nhanh hơn. Chất X có thể là

Câu 9:

Để xác định hàm lượng etanol trong máu của người lái xe, có thể chuẩn độ etanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo phương trình hoá học:

3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Mức

1

2

3

Hàm lượng (mg etanol/100 ml máu)

chưa vượt quá 50

vượt quá 50 đến 80

vượt quá 80

Phạt với xe đạp

80-100 nghìn đồng

300–400 nghìn đồng

400-600 nghìn đồng

Phạt với xe máy

02-03 triệu đồng; Tước GPLX 10-12 tháng

04-05 triệu đồng; Tước GPLX 16-18 tháng

06-08 triệu đồng; Tước GPLX 22-24 tháng

Phạt với ô tô

06-08 triệu đồng; Tước GPLX 10-12 tháng

16-18 triệu đồng; Tước GPLX 16-18 tháng

30-40 triệu đồng; Tước GPLX 22-24 tháng

(Trích trang thuvienphapluat.vn)

Khi chuẩn độ 2,5 ml máu của một lái xe cần dùng 1,0 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Hàm lượng etanol của người lái xe trong mẫu thử trên thuộc mức phạt nào?

Câu 10:

Cho các sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol (các điều kiện phản ứng có đủ):

2X + 2H2O → 2X1 + H2 + Cl2

X1 + Y1 → X2 + Y2 + H2O

X1 + X2 → X3 + H2O

Y1 + X3 → Y2 + 2X2

Biết: X, X1, X2, X3 là các hợp chất của Na; Y1, Y2 là các hợp chất của Ba. Phát biểu nào sau đây đúng?