Dễ dàng thanh toán qua mã QR, nhanh chóng, bảo mật
Chọn số tiền cần nạp
Thực hiện Quét mã QR
Hệ thống tự cộng tiền
Chọn số tiền cần nạp
Thực hiện Quét mã QR
Hệ thống tự cộng tiền
Chọn số tiền cần nạp (ẤN NÚT NẠP NGAY)
Tặng 5%
Tặng 10%
Tặng 15%
Tặng 20%
Đăng nhập để trải nghiệm đầy đủ tính năng!
Tham gia nhóm hỗ trợ VIP để được các thầy cô chuyên môn cao hỗ trợ học tập tốt hơn. Hãy nâng cấp ngay để không bỏ lỡ cơ hội này!
Lớp 12
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN
1. Khái niệm và danh pháp:
a) Khái niệm:
Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).
Các amino acid thiên nhiên hầu hết là α-amino acid (công thức chung có dạng H2N-CH(R)-COOH). Trong đó, chỉ có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể người, gọi là những amino acid tiêu chuẩn. Một số amino acid tiêu chuẩn mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được, gọi là amino acid thiết yếu. Con người tiếp nhận amino acid thiết yếu qua thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa,...
b) Danh pháp:
Tên gọi amino acid xuất phát từ tên carboxylic acid tương ứng.
Tên thay thế: chọn mạch chính chứa nhóm carboxyl, nhóm amino là nhóm thế trên mạch chính này.
Tên bán hệ thống: vị trí của nhóm amino được kí hiệu bằng chữ cái Hy Lạp (α, β,...) và tên gọi acid được gọi theo tên thông thường.
Ngoài ra, các α-amino acid có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên thông thường (Bảng 9.1).
Công thức cấu tạo | Tên thay thế | Tên bán hệ thống | Tên thông thường | Kí hiệu |
H2NCH2COOH | Aminoethanoic acid | Aminoacetic acid | Glycine | Gly |
H2NCH(CH3)COOH | 2-aminopropanoic acid | α-aminopropionic acid | Alanine | Ala |
H2N[CH2]4CH(NH2)COOH | 2,6-diaminohexanoic acid | α,ε-diaminocaproic acid | Lysine | Lys |
HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH | 2-aminopentane-1,5-dioic acid | α -aminoglutaric acid | Glutamic acid | Glu |
(CH3)2CHCH(NH2)COOH | 2-amino-3-methylbutanoic acid | α -aminoisovaleric acid | Valine | Val |
(A) CH3CH2COONH4 (B) H2NCH2COOH (C) CH3NHCH2COOC2H5 (D) H2N-CH2-CH2-CO-NH2 (E) H2N-CH2-CH(COOH)-CH2-NH2 | ||||
Ví dụ 2. Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino acid là đồng phân cấu tạo của nhau? | ||||
Ví dụ 3. Cho biết các chất dưới đây là α, β hay γ amino acid và gọi tên các amino acid này bằng tên thay thế: (1) | ||||
Ví dụ 4. Dãy chỉ chứa gồm các amino acid có số nhóm amino bằng số nhóm carboxyl? A. Gly, Val, Ala. B. Gly, Ala, Glu. C. Gly, Ala, Lys. D. Val, Lys, Ala. | ||||
Ví dụ 5. Lysine là một amino acid thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày. Nhờ có lysine sẽ giúp tăng cường hấp thụ và duy trì calcium. Công thức cấu tạo của lysine được biểu diễn dưới đây: a. Lysine là một β-amino acid. b. Lysine có công thức phân tử là C6H14N2O2. c. Tên bán hệ thống của lysine là α,ε-diaminohexanoic acid. d. Kí hiệu của lysine là Lys. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d) | ||||
Ví dụ 6. Phân biệt amino acid tự nhiên, amino acid tiêu chuẩn và amino acid thiết yếu. |
2. Đặc điểm cấu tạo:
Các amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực do tương tác giữa nhóm -COOH và nhóm -NH2:
3. Tính chất vật lí:
Ở điều kiện thường, các amino acid là chất rắn, khi ở dạng tinh thể chúng không có màu, có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
|
Ví dụ 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–. B. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl. C. Amino acid là những chất rắn, kết tinh màu trắng, tan tốt trong nước. D. Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng 220 – 300oC, đồng thời bị phân hủy). |
4. Tính chất hóa học:
Tương tự các hợp chất hữu cơ tạp chức khác, amino acid có tính chất của các nhóm chức cấu thành (tính chất của nhóm amino và nhóm carboxyl) và có thêm tính chất gây ra bởi đồng thời cả hai nhóm chức này.
a) Phản ứng ester hoá:
Tương tự carboxylic acid, amino acid phản ứng được với alcohol tạo ester.
Ví dụ: Đun nóng hỗn hợp glycine và ethanol có mặt H2SO4 đặc xúc tác, ở nhiệt độ 80 - 90 °C, trong khoảng 2-3 giờ, thu được ester.
H2N-CH2-COOH + CH3-CH2-OH H2N-CH2-COO-CH2-CH3 + H2O
b) Tính chất lưỡng tính:
Nhóm amino có tính base và nhóm carboxyl có tính acid nên các amino acid có tính lưỡng tính, có thể tác dụng với acid mạnh cũng như base mạnh.
HCl + H2N-CH2-COOH ClH3N-CH2-COOH
H2N-CH2-COOH + NaOH H2N-CH2-COONa + H2O
Tính lưỡng tính của amino acid rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh học như ổn định pH của dung dịch máu, dung dịch nội bào,...
c) Tính chất điện di:
Các amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tuỳ thuộc vào pH của môi trường (tính chất điện di).
Ví dụ: Ở pH ~ 6, Gly tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực có tổng điện tích bằng không. Khi đặt trong điện trường, Gly hầu như không di chuyển; ở pH < 6, Gly nhận proton, trở thành cation và di chuyển về cực âm (-); còn ở pH > 6, Gly nhường proton, trở thành anion và di chuyển về cực dương (+).
d) Phản ứng trùng ngưng:
Khi đun nóng, các ε-amino acid hoặc ω-amino acid có thể phản ứng với nhau để tạo thành polymer, đồng thời tách ra các phân tử nước (phản ứng trùng ngưng). Trong phản ứng trùng ngưng của amino acid, nhóm -COOH của phân tử này phản ứng với nhóm -NH2 của phân tử khác để tạo thành polyamide.
Ví dụ: Phản ứng trùng ngưng tổng hợp polycaproamide (capron) từ 6-aminohexanoic acid (ε-aminocaproic acid):
|
Ví dụ 2. Cho dung dịch chứa amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực: Đặt dung dịch này trong một điện trường. Khi đó: A. chất này sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường. B. chất này sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường. C. chất này không di chuyển dưới tác dụng của điện trường. D. chất này chuyển hoàn toàn về dạng |
Ví dụ 3. Đun nóng glycine và methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc, xúc tác, ở nhiệt độ 80 – 90oC, thu được ester X. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH2COOC2H5. B. H2NCH2COOCH3. C. CH3COONH3CH3. D. H2NCH(CH3)COOCH3. |
Ví dụ 4. Thực hiện thí nghiệm sau: Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glycine (ống nghiệm 1), vào dung dịch glutamic acid (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysine (ống nghiệm 3). Nêu hiện tượng và giải thích? |
Ví dụ 5. a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của alanine. b) Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng nhưng ω-aminoenanthic acid (hay 7-aminoheptanoic acid) để tạo thành polyenantoaminde. |
Ví dụ 6. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết ba dung dịch sau: CH3COOH, H2NCH2COOH, CH3CH2NH2. |
Ví dụ 7. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau: a. Glutamic acid là một α-amino acid. b. 1 mol glutamic acid tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch. c. Khi đặt glutamic acid được điều chỉnh đến d. Glutamic acid có tính chất lưỡng tính. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d) |
Ví dụ 8. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: a. Có 4 chất tác dụng được với dung dịch HCl. b. Có 3 chất tác dụng được với dung dịch NaOH. c. Có 2 chất vừa tác dụng được với acid vừa tác dụng được với base. d. Cố 1 chất tác dụng được với ethanol khi có mặt xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d) |
Ví dụ 9. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: a) Glycine b) Alanine Biết X, Y, Z và T là các hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen. Giả thiết ester tồn tại ở dạng tự do không tạo muối với acid vô cơ. |
Ví dụ 10. Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối sodium của α-amino acid và alcohol. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên? |
Dạng 1: Thiết lập CTPT và biện luận CTCT của amino acid và ester
- Tương tự dạng 1 bài amine.
Ví dụ 1. Kết quả phân tích nguyên tố của một α-amino acid X như sau: |
Ví dụ 2. Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak ion của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89. Biện luận để xác định công thức phân tử của A. Viết công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học của phản ứng A chuyển thành B. |
Ví dụ 3. Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với acid vừa tác dụng được với base trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxygen. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Xác định công thức cấu tạo của X. |
Dạng 2: Tính chất lưỡng tính của amino acid
1. Phản ứng với acid mạnh:
- Phương trình tổng quát: (H2N)x-R-(COOH)y + xHCl → (ClH3N)x-R-(COOH)y
+ Xác định số nhóm chức –NH2:
+ Bảo toàn khối lượng: mamino acid + mHCl = mmuối
2. Phản ứng với base mạnh:
- Phương trình tổng quát: (H2N)x-R-(COOH)y + yNaOH → (H2N)x-R-(COONa)y + yH2O
+ Xác định số nhóm chức –COOH:
+ Bảo toàn khối lượng: mamino acid + mNaOH = mmuối +
3. Tổng hợp hai quá trình:
- TH1:
+ Quy hỗn hợp thành
- TH2:
+ Quy hỗn hợp thành
Ví dụ 1. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,69 gam muối. Giá trị của m là A. 2,25. B. 3,00. C. 4,50. D. 5,25. |
Ví dụ 2. X là một α-amino acid, phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là A. aminoacetic acid. B. α-aminopropionic acid. C. α-aminobutiric acid. D. α-aminoglutaric aciid. |
Ví dụ 3. Cho 3,75 gam glycine phản ứng hết với dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 4,85. B. 6,58. C. 4,50. D. 5,25. |
Ví dụ 4. Cho 10,68 gam một α-amino acid X (có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng vừa đủ với 120 mL dung dịch KOH 1M. Kí hiệu của X là A. Val. B. Ala. C. Gly. D. Glu. |
Ví dụ 5. Cho m gam hỗn hợp gồm glycine, alanine, valine tác dụng vừa đủ với 300 mL dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 34,7 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu? |
Ví dụ 6. Cho 0,02 mol amino acid X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là A. H2NC2H3(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH. |
Ví dụ 7. Hỗn hợp X gồm alanine và glutamic acid. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu? |
Ví dụ 8. Cho 14,6 gam lysine tác dụng với 200 mL dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ V mL dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là bao nhiêu? |
Ví dụ 9. Amino acid X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M cô cạn dung dịch thu được 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong X là bao nhiêu %? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). |
1. Khái niệm:
Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị α-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
Các peptide chứa từ 2, 3, 4,... đơn vị α-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,...; peptide chứa nhiều đơn vị α-amino acid được gọi là polypetide.
2. Cấu tạo:
Cấu tạo của một peptide được xác định bằng thứ tự liên kết của các a-amino acid trong phân tử. Mỗi peptide mạch hở bắt đầu bằng amino acid đầu N và kết thúc bằng amino acid đầu C (Hình 9.2).
Tên viết tắt của peptide gồm tên viết tắt của các amino acid theo thứ tự từ amino acid đầu N đến amino acid đầu C.
Ví dụ: Tripeptide trong Hình 9.2 được biểu diễn là Val-Gly-Ala.
Cho biết chất nào là peptide (giải thích) và chỉ rõ liên kết peptide. | ||
Ví dụ 2. Viết công thức cấu tạo của các phân tử peptide được hình thành do sự kết hợp của: a) 2 phân tử alanine với nhau. b) 1 phân tử alanine và 2 phân tử glycine. | ||
Ví dụ 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Peptide là hợp chất được hình thành từ các đơn vị amino acid kết hợp với nhau. B. Phân tử dipeptide có hai liên kết peptide. C. Trong phân tử peptide mạch hở chứa n gốc α-amino acid, số liên kết peptide là n – 1. D. Peptide được cấu tạo từ nhiều đơn vị β-amino acid được gọi là polypeptide. | ||
Ví dụ 4. Trong cấu tạo của peptide, amino acid đầu C có chứa nhóm A. NH2. B. CONH. C. CHO. D. COOH. | ||
Ví dụ 5. Số nguyên tử nitrogen có trong phân tử peptide Lys-Gly là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. | ||
Ví dụ 6. Peptide X có cấu trúc như sau: a. X là một tetrapeptide. b. Trong phân tử peptide X có chứa 3 liên kết peptide. c. Tên viết tắt của peptide X là Ala-Val-Gly. d. Trong cấu tạo của X, amino acid đầu N là alanine và amino acid đầu C là glycine. | ||
Ví dụ 7. a) Có tối đa bao nhiêu đồng phân dipeptide mạch hở được tạo thành từ glycine và alanine? b) Từ 3 α-amino acid X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptide trong đó có đủ cả X, Y, Z? |
3. Tính chất hoá học:
a) Phản ứng thuỷ phân:
Peptide bị thuỷ phân bởi acid, base hoặc enzyme. Quá trình thuỷ phân không hoàn toàn có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.
Ví dụ: Tetrapeptide Gly-Tyr-Val-Ala khi bị thuỷ phân không hoàn toàn có thể tạo thành các tripeptide Gly-Tyr-Val, Tyr-Val-Ala và các dipeptide là Gly-Tyr, Tyr-Val, Val-Ala.
Quá trình thuỷ phân hoàn toàn peptide tạo ra các amino acid cấu thành nên peptide đó. Tuy nhiên, trong môi trường acid hoặc môi trường base, các amino acid sẽ tác dụng với acid hoặc base để tạo thành muối tương ứng.
Ví dụ:
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O 2H2N-CH2-CQOH
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O + 2HCl 2Cl-H3N+-CH2-COOH
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + 2NaOH 2H2N-CH2-COONa + H2O
b) Phản ứng màu biuret:
Các peptide có từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với thuốc thử biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm), tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được sử dụng để nhận biết các peptide (trừ dipeptide).
|
Ví dụ 2. Thuỷ phân một tripeptide thu được 3 amino acid là Ala, Gly và Val. Cho biết cấu tạo có thể có của tripeptide đem thuỷ phân ở trên? |
Ví dụ 3. Cho peptide X có công thức cấu tạo sau: Khi thuỷ phân hoàn toàn X trong môi trường A. C. |
Ví dụ 4. Peptide X có cấu trúc như sau: a) Viết phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide đã cho trong dung dịch HCl dư. b) Peptide này có phản ứng màu biuret không? |
Ví dụ 5. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 2%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm 4 mL dung dịch lòng trắng trứng (polypeptide) vào ống nghiệm, lắc đều. a. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh. b. Phản ứng trên chứng minh lòng trắng trứng (polypeptide) có nhiều nhóm -OH liền kề. c. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng. d. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. |
Ví dụ 6. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau: a. Gly-Ala và Ala-Gly-Ala. b. Glucose, lòng trắng trứng (polypeptide), glycerol và ethanol. |
Ví dụ 7. Enkephalin (A) là các cấu tử pentapeptide của các endorphin. Xác định trật tự các amino acid trong A từ các dữ kiện sau: Thuỷ phân hoàn toàn A thu được Gly, Phe, Leu và Tyr; thuỷ phân không hoàn toàn A thu được Gly-Gly-Phe và Tyr-Gly. Biết Tyr (tyrosine) là amino acid đầu N. |
Ví dụ 8. Trong các peptide dưới đây, chất nào không tham gia phản ứng màu biuret? A. Ala-Gly-Val. B. Ala-GLy-Ser-Leu. C. Leu-Ser-Gly-Ala. D. Ala-Gly. |
Ví dụ 9. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng? A. Peptide có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các α-amino acid nhờ xúc tác acid hoặc base. B. Peptide có thể thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptide ngắn hơn nhờ xúc tác acid hoặc base. C. Các peptide đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím. D. Phản ứng màu biuret đặc trưng cho peptide có từ hai liên kết peptide trở lên. |
Ví dụ 10. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptide mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino acid và các peptide (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X? |
Dạng 1: Thiết lập công thức của peptide
- Tương tự dạng 1 bài amine.
- Cách tính phân tử khối của peptide:
Giả sử peptide X mạch hở được tạo thành từ n gốc α-amino acid:
nα-amino acid X + (n – 1)H2O
Mpeptide = n.M-a.a – 18.(n – 1) (với n là số gốc α-amino acid)
Ví dụ 1. Khi phân tích nguyên tố của một dipeptide X thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: |
Ví dụ 2. Tetrapeptide X được cấu tạo từ một α-amino acid (phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm carboxyl). Khi phân tích nguyên tố của một tetrapeptide X thu được phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen là 18,543%. Xác định công thức cấu tạo của X. |
Dạng 2: Phản ứng thủy phân của peptide
- Thủy phân hoàn toàn peptide:
X + (n – 1)H2O n α-amino acid
Từ phương trình trên ta rút ra được:
Bảo toàn khối lượng:
- Thủy phân không hoàn toàn peptide thu được hỗn hợp các peptide nhỏ hơn và các aminoacid.
Sử dụng bảo toàn phương pháp gốc amino acid để giải bài toán này.
- Thủy phân peptide trong môi trường acid:
X + nHCl + (n – 1)H2O nClH3N-R-COOH
Giả sử peptide được tạo thành từ các α-amino acid có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH.
Bảo toàn khối lượng: mpeptide + mHCl phản ứng + = mmuối
- Thủy phân peptide trong môi trường base:
X + nNaOH nH2N-R-COONa + H2O
Giả sử peptide được tạo thành từ các α-amino acid có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH.
Bảo toàn khối lượng: mpeptide + mNaOH phản ứng = m hỗn hợp muối +
Ví dụ 1. Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptide X chỉ thu được 66,75 gam alanine. Công thức của X là A. (Ala)2. B. (Ala)4. C. (Ala)5. D. (Ala)3. |
Ví dụ 2. Cho X là hexapeptide Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptide Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino acid, trong đó có 30 gam glycine và 28,48 gam alanine. Giá trị của m là bao nhiêu? |
Ví dụ 3. Cho 24,36 gam tripeptide mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 37,50. B. 41,82. C. 38,45. D. 40,42. |
Ví dụ 4. Thủy phân hoàn toàn m gam dipeptide Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,22. B. 1,46. C. 1,36. D. 1,64. |
Ví dụ 5. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptide mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino acid có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 6,53. B. 7,25. C. 8,25. D. 5,06. |
Ví dụ 6. Tripeptide M và tetrapeptide Q được tạo ra từ một amino acid X mạch hở (amino acid chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Phần trăm khối lượng nitrogen trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1: 1) thu được 0,945 gam M; 4,62 gam dipeptide và 3,75 gam X. Giá trị của m là A. 4,1945. B. 8,389. C. 12,58. D. 25,167. |
Copyright © 2025 Edupen || All Rights Reserved