Dễ dàng thanh toán qua mã QR, nhanh chóng, bảo mật
Chọn số tiền cần nạp
Thực hiện Quét mã QR
Hệ thống tự cộng tiền
Chọn số tiền cần nạp
Thực hiện Quét mã QR
Hệ thống tự cộng tiền
Chọn số tiền cần nạp (ẤN NÚT NẠP NGAY)
Tặng 5%
Tặng 10%
Tặng 15%
Tặng 20%
Đăng nhập để trải nghiệm đầy đủ tính năng!
Tham gia nhóm hỗ trợ VIP để được các thầy cô chuyên môn cao hỗ trợ học tập tốt hơn. Hãy nâng cấp ngay để không bỏ lỡ cơ hội này!
Lớp 12
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER
1. Khái niệm:
Trùng hợp ethylene tạo thành polyethylene (PE)
nCH2=CH2
ethylene polyethylene
(monomer) (polymer)
Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắc xích) liên kết với nhau tạo nên.
Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer.
2. Danh pháp:
Các polymer đơn giản có tên gọi chung như sau:
Dưới đây là công thức cấu tạo và tên gọi của một số polymer thường gặp:
3. Phân loại:
Thiên nhiên | Tổng hợp | Nhân tạo (bán tổng hợp) |
Nguồn gốc thiên nhiên VD: cao su thiên nhiên, cellulose, bông, tơ tằm... | Do con người tổng hợp nên VD: polyethylene, poly (vinyl chloride), capron,…. | Lấy polime thiên nhiên chế biến một phần thành polime mới. VD: tơ acetate, tơ visco, ... |
a. Polymer là những hợp chất hữu cơ có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau. b. Polyethylene c. Monomer là những phân tử lớn, phản ứng với nhau tạo polymer. d. Hệ số n trong phân tử polymer được gọi là hệ số polymer hóa. Trong các ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai |
Ví dụ 2. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer? A. Benzyl acetate. B. Glucose. C. Saccharose. D. Cellulose. |
Ví dụ 3. Hãy xác định các monomer tương ứng dùng để tổng hợp các polymer sau: PE, PS, PVC, PPF và tơ capron. |
Ví dụ 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên polymer được tổng hợp từ monomer sau: a) propylene. b) methyl methacrylate. |
Ví dụ 5. Polymer nào sau đây trong thành phần chỉ gồm hai nguyên tố carbon và hydrogen? A. Poly(phenol-formaldehyde). B. Poly(methyl methacrylate). C. Polystyrene. D. Nylon-6,6. |
Ví dụ 6. Cho các polymer sau: tinh bột, tơ tằm, PE, PVC, capron, nylon-6,6, tơ cellulose acetate, tơ visco. Hãy cho biết những polymer nào là polymer thiên nhiên, tổng hợp và nhân tạo. |
Ví dụ 7. Cho các đoạn mạch polymer sau: Hãy viết các công thức chung của các polymer trên và cho biết chúng được tạo ra từ những monomer nào? |
Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Các polymer bị nóng chảy khi đun nóng được gọi là polymer nhiệt dẻo (PPE, PP, PVC,…). Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn (PPF,…).
Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.
Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo: nhiều polymer có tính dẻo (PE, PP (polypropylene),...); một số polymer có tính đàn hồi (polyisoprene, polybuta-1,3-diene,...); một số polymer khác có tính dai, bền và có thể kéo sợi (capron, nylon-6,6,...). Nhiều polymer có tính cách điện (PE, PVC,...); một số polymer có tính bán dẫn.
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. B. Các polymer bị nóng chảy khi đun nóng được gọi là polymer nhiệt dẻo. C. Hầu hết không tan được trong nước nhưng tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, benzene,… D. Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn. |
Ví dụ 2. Hãy nêu tên của một số polymer: a) Thuộc loại chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn. b) Có tính dẻo. c) Có tính đàn hồi. d) Kéo được thành sợi. e) Cách điện. |
Ví dụ 3. Nêu vật dụng làm bằng vật liệu polymer có tính đàn hồi, vật dụng làm bằng polymer có tính cách điện, cách nhiệt được sử dụng ở gia đình em. |
Ví dụ 4. Polypropylene (PP) là chất dẻo thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế, đồ gia dụng,... Vật liệu được chế tạo từ PP thường có kí hiệu như hình dưới đây: PP được tổng hợp từ monomer nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CHCN. C. CH3CH=CH2. D. C6H5OH và HCHO. |
1. Phản ứng cắt mạch polymer:
Polymer có thề bị phân cắt thảnh monomer bởi nhiệt, tác nhân hoá học, sinh học,...
Ví dụ:
- Polystyrene bị nhiệt phân thu được styrene:
- Polyamide có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường acid hoặc môi trường base thu được amino acid:
- Tinh bột và cellulose có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường acid hoặc bởi enzyme thu được glucose:
2. Phản ứng tăng mạch polymer:
Khi có điều kiện như nhiệt độ, chất xúc tác …. các mạch polymer có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc mạch lưới.
Ví dụ: Khi đun nóng cao su với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hoá. Ở cao su lưu hoá, các mạch polymer được nối với nhau chủ yếu các cầu nối -S-S-(cầu nối disulfide).
3. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.
Polymer có thể tham gia các phản ứng hoá học mà không làm thay đổi chiều dài mạch polymer. Phản ứng có thể xảy ra ở nhóm thế đính vào mạch polymer, cộng vào liên kết đôi trong mạch polymer,...
Ví dụ: Poly(vinyl acetate) tác dụng với dung dịch NaOH:
Nhận xét về sự biến đổi mạch trong các phản ứng trên? |
Ví dụ 2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau: a) Cao su buna phản ứng với dung dịch bromine. a) Thuỷ phân hoàn toàn poly(methyl methacrylate) trong môi trường base. b) Thủy phân poly(vinyl chloride) trong môi trường base. c) Thuỷ phân hoàn toàn nylon-6,6 trong môi trường acid. |
Ví dụ 3. Các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,... có thể chuyển hoá cellulose trong thức ăn thành glucose bằng enzyme cellulase để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phản ứng chuyển hoá cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Cắt mạch polymer. B. Giữ nguyên mạch polymer. C. Tăng mạch polymer. D. Nhân đôi mạch polymer. |
Ví dụ 4. Hộp xốp đựng thực phẩm chế biến sẵn thường làm bằng polystyrene. Hãy tìm hiểu và cho biết có nên sử dụng các hộp này để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn hay không. Tại sao? |
Polymer thường được tổng hợp theo hai phương pháp phổ biến là phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng.
1. Phương pháp trùng hợp:
Trùng hợp là quá trình nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer)
Các monomer tham gia phản ứng trùng hợp thường có liên kết đôi (CH2=CHR) hoặc vòng như:
2. Phương pháp trùng ngưng:
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước).
Các monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Ví dụ: Nylon-6,6 thu được từ phản ứng trùng ngưng adipic acid với hexamethylenediamine:
|
Ví dụ 2. Cho các polymer sau: PS; PVC; nylon-6,6; PPF; poly(vinyl acetate) (PVA), polyisoprene. Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? Viết phương trình minh họa. |
Ví dụ 3. Kevlar là một polyamide có độ bền rất cao. Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội. Kevlar được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hai chất sau: Xác định công thức cấu tạo của Kevlar. |
Ví dụ 4. Cho các chất sau: (1) CH2 = CH – CH3 (2) (3) (5) H2N – [CH2]5 – COOH (6) Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng hợp? |
Ví dụ 5. Phân tử khối của một đoạn mạch cellulose là 2430000. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch cellulose nêu trên là A. 15000. B. 12500. C. 12000. D. 16000. |
Copyright © 2025 Edupen || All Rights Reserved